Vài dòng cầu nguyện 30.12.18 Suy niệm-cầu nguyện Lạy Chúa Giesu, sống cho Chúa thật là điều khó. Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con. Chúa đòi con cho Chúa tất cả để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa. Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa. Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà để cây đời con sinh thêm hoa trái. Chúa cương quyết chinh phục con cho đến khi con thuộc trọn về Chúa. Xin cho con dám ra khỏi mình, ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa, dù phải chịu mất mát va thua thiệt. Ước gì con cảm nhận được rằng trước khi con tập sống cho Chúa và thuộc về Chúa thì Chúa đã sống cho con và thuộc về con từ lâu. Amen. ... Xem thêm »
Yêu đủ sâu hay yêu lâu 16.12.18 Ơn gọi , Quà tặng trái tim Tôi nhận được nhiều câu hỏi đại để như thế này: Chúng con đã yêu nhau được 2 năm, 3 năm,…thậm chí hơn thế nữa. Vậy mà cuối cùng cũng chia tay? Có tình yêu thật không thầy? Hay làm sao để giữ được một tình yêu vẫn mãi như “thuở ban đầu” ? Đơn giản thôi! chẳng cần tình yêu ấy phải dài lâu, chỉ cần nó đủ sâu là được! Yêu dài lâu mà con tim mỗi ngày thêm hờ hững, chẳng còn rung động, chẳng còn nhớ nhung, thì kể năm, kể tháng liệu có ích gì? Yêu dài lâu mà mỗi ngày qua đi, bạn lại nhận ra mình cô đơn thêm một tẹo trong cuộc tình hai người, thì chắc hẳn, năm tháng dài có giá trị chi đâu. Yêu dài lâu mà chỉ bên nhau như một thói quen khó bỏ thì mất nhau có lẽ cũng chỉ là một nỗi buồn nhàn nhạt, nhẹ tênh. Yêu dài lâu rồi một ngày nào đó, bạn quên nhau ngay sau lời chia tay, há chẳng phải tình yêu đó chỉ làm tốn tháng năm tuổi trẻ? Chẳng cần tình đôi ta phải thật dài, chỉ cần sâu là được! Yêu đủ sâu cho ta đi qua đủ những cung bậc của cảm xúc, những rung động ngọt ngào, những kỉ niệm và… cả những nỗi đau. Yêu đủ sâu để suốt một đời này, dù tình yêu đó cập bến bờ hạnh phúc hay vô tình rẽ sóng sang ngang, mỗi lần nhắc đến tên người đó, trái tim tự khắc thắt lại, nhói đau… Chúng ta cất nhau vào một vùng kỉ niệm thiêng liêng chẳng ai có thể nào chạm đến. Yêu đủ sâu là để đến khi răng long đầu bạc, nghĩ về những gì đã qua, tuyệt đối chẳng một lần chúng ta hối hận về tình yêu đó. Yêu lâu nếu không đủ sâu đậm có thể chỉ làm bạn đánh rơi những cơ hội. Nhưng nếu yêu đủ sâu bạn sẽ biết cách làm cho tình yêu đó mãi dài lâu. Mà ngay cả khi giữa những giông bão cuộc đời, cuộc tình đó có không may trôi dạt, thì một tình yêu đủ sâu sẽ làm bạn nhớ về nó suốt đời. Xét cho cùng, tình yêu đi tới đích hay không chưa hẳn quan trọng, có danh phận nào trong cuộc đời nhau hay không, không hẳn ý nghĩa, nói đến cùng, có thể từng yêu một người đúng nghĩa đã là may mắn của ta rồi. Nguồn: facebook Tôi nhận được nhiều câu hỏi đại để như thế này: Chúng con đã yêu nhau được 2 năm, 3 năm,…thậm chí hơn thế nữa. Vậy mà cuối cùng cũng chia ... Xem thêm »
9.12.18 Ơn gọi , Quà tặng trái tim , Suy niệm-cầu nguyện , Thiêng liêng Linh mục là như thế đó... Thư một linh mục Công giáo gửi báo The New York Times Lời người dịch: “Đây là một bài đọc hữu ích để tái lập sự quân bình phần nào so với một sự tấn công dàn dựng của nhiều phương tiện truyền thông. Liệu việc tìm kiếm sự thật không đòi hỏi rằng các thực tại tiêu cực không ngăn cản chúng ta nhìn thấy các thực tại tích cực, khi các thực tại này có thể khuyến khích chúng ta, truyền cảm hứng cho chúng ta làm sự thiện chăng? Nó cũng sẽ là một thuốc chữa cho sự rầu rĩ lan tràn” (www.riposte-catholique.fr). Nhật báo The New York Times là một tờ báo lâu đời ở Mỹ, nổi tiếng là chống đạo Công giáo một cách có hệ thống. Báo này khai thác, quá nhiều và không công bằng, một vài vụ linh mục ấu dâm ở Mỹ và nơi khác, trong khi không hề đưa tin về tuyệt đại đa số linh mục có tâm huyết với Giáo Hội, hy sinh cuộc đời vì Chúa và vì tha nhân. Do đó linh mục Martín Lasarte, người Uruguay, Dòng Don Bosco (SDB), một nhà truyền giáo ở Angola từ 20 năm qua, đã viết bài dưới đây gửi nhật báo The New York Times ngày 6-4-2010. Dễ hiểu là nhật báo không hề trả lời lá thư của cha. Vài ngày sau, lá thư được đăng trên trang mạng Enfoques Positivos ở Argentina, và phát tán nhanh trên các trang mạng bằng tiếng Tây Ban Nha. Sau đó, bản dịch tiếng Anh được phổ biến ở nhiều nước nói tiếng Anh. Mới đây, bản dịch tiếng Pháp được trang www.riposte-catholique.fr đăng ngày 22-3-2013. Xin được giới thiệu bài viết đầy tính thời sự này. Anh bạn phóng viên thân mến. Tôi chỉ là một linh mục Công giáo bình thường. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào về ơn gọi của mình. Trong 20 năm qua, tôi đã sống ở Angola với tư cách là một nhà truyền giáo. Tôi đọc trong nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là tờ báo của bạn, sự phóng đại của chủ đề linh mục ấu dâm, nhưng trong một cách bệnh hoạn, vì chỉ tìm kiếm chi tiết trong đời sống các linh mục, các sai lầm trong quá khứ. Có một trường hợp linh mục ấu dâm, trong một thành phố của Mỹ, trong những năm 1970, một trường hợp ở Úc trong thập niên 1980, và cứ như thế, có trường hợp mới đây hơn.... Chắc chắn rằng tất cả các trường hợp này đáng bị khiển trách! Có các bài báo được cân nhắc và cân bằng, có các bài khác lại phóng đại, đầy thành kiến và thậm chí hận thù nữa. Tôi tự cảm thấy đau đớn nhiều về sự dữ lớn lao rằng các người đáng lẽ là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, lại là con dao găm trong cuộc sống của các người vô tội. Không có từ ngữ nào để biện minh cho các hành vi như vậy. Không có nghi ngờ rằng Giáo Hội phải là đứng về phia kẻ yếu, và người nghèo. Vì lý do này, tất cả các biện pháp mà người ta có thể dùng để ngăn ngừa và bảo vệ nhân phẩm của trẻ em sẽ luôn luôn là một ưu tiên. Nhưng sẽ là kỳ cục hết sức khi có ít tin tức và sự thiếu quan tâm đến hàng ngàn các linh mục khác, đã hiến đời mình và phục vụ hàng triệu trẻ em, thanh thiếu niên và các người bất hạnh nhất ở bốn phương trời của thế giới. Tôi nghĩ rằng đối với tờ báo của bạn, các điều sau đây không hề được quan tâm đề nói tới: 1) Tôi phải di chuyển qua các con đường đầy mìn do chiến tranh trong năm 2002, để giúp đỡ các em nhỏ đang chết đói từ Cangumbe đến Lwena (Angola), bởi vì cả chính quyền không thể làm được và cả các tổ chức phi chính phủ không được phép làm; 2) Tôi đã chôn cất hàng chục trẻ em chết do việc dời chỗ vì chiến tranh; 3) Chúng tôi đã cứu sống hàng ngàn người dân ở Mexico, nhờ một trung tâm y tế duy nhất hiện hữu trong một vùng có diện tích 90.000 km2, với việc phân phát thực phẩm và các loại giống cây trồng; 4) Chúng tôi đã có thể cung cấp giáo dục và trường học trong mười năm qua cho hơn 110.000 trẻ em; 5) Cùng với các linh mục khác, chúng tôi đã cứu trợ cho gần 15.000 người ở các trại du kích quân, sau khi họ đã đầu hàng và giao nạp vũ khí, bởi vì thực phẩm của chính phủ và của Liên Hiệp Quốc không thể đến được với họ; 6) Không phải là tin tức thú vị khi một linh mục 75 tuổi, Cha Roberto, rảo qua thành phố Luanda ban đêm, chăm sóc các trẻ em đường phố, dẫn họ đến một nơi trú ngụ, để cho họ không bị ngộ độc bởi xăng dầu mà họ hít để kiếm sống, như là người ném lửa; 7) Việc xoá nạn mù chữ cho hàng trăm tù nhân cũng không phải là tin hay; 8) Các linh mục, như cha Stéphane, tổ chức các nhà tạm trú cho các thanh thiếu niên bị ngược đãi, đánh đập, hãm hiếp, để họ tạm lánh; 9) Linh mục Maiato, 80 tuổi, đến thăm từng ngôi nhà một của người nghèo, an ủi người bệnh và người tuyệt vọng; 10) Không phải là tin hấp dẫn khi hơn 60.000 trong số 400.000 linh mục và tu sĩ hiện nay đã rời đất nước và gia đình của họ để phục vụ anh em mình tại các quốc gia khác trong các trại phong, bệnh viện, trại tị nạn, cô nhi viện cho trẻ em bị cáo buộc là phù thủy, hoặc cho trẻ em mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS, trong các trường học dành cho người nghèo nhất, trung tâm dạy nghề, trung tâm tiếp nhận người nhiễm HIV...... 11) Nhất là các linh mục dành đời mình trong các giáo xứ và cứ điểm truyền giáo, động viên mọi người sống tốt hơn và nhất là thương mến người khác; 12) Không phải là tin hấp dẫn khi bạn tôi, Cha Marcos Aurelio, để giải cứu trẻ em trong cuộc chiến ở Angola, đã đưa các em từ Kalulo đến Dondo và khi trên đường trở về, cha bị bắn chết; và một tu sĩ tên là Phanxicô và năm nữ giáo lý viên, bị chết trong một tai nạn, khi họ đi giúp đỡ các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước; 13) Hàng chục các nhà truyền giáo tại Angola đã chết vì thiếu các phương tiện y tế, chỉ vì bệnh sốt rét đơn giản; 14) Nhiều người khác đã bị tung xác lên trời do mìn nổ, khi đi thăm các tín hữu; quả vậy, trong nghĩa trang ở Kalulo, có mộ các linh mục đầu tiên đến khu vực ấy... không ai sống hơn 40 tuổi cả....; 15) Không phải là tin hấp dẫn, khi một linh mục "bình thường" sống công việc hàng ngày của mình, trong các khó khăn và niềm vui của mình, sống âm thầm cả đời vì lợi ích của cộng đoàn mình phục vụ; Sự thật, là linh mục chúng tôi không cố gắng để có tên trong tin tức, nhưng chỉ mang "Tin Mừng", và Tin Mừng này, không ồn ào, đã bắt đầu vào buổi sáng Phục Sinh. Một cây ngã gây tiếng ồn nhiều hơn cả cánh rứng đang mọc và phát triển. Người ta gây nhiều tiếng ồn cho một linh mục phạm một lỗi lầm, hơn là gây tiếng ồn cho hàng ngàn linh mục hiến đời mình cho hàng chục ngàn trẻ em và người nghèo khó. Tôi không muốn làm một biện hộ cho Giáo Hội và các linh mục. Một linh mục không phải là một anh hùng, cũng không phải là một người rối loạn thần kinh. Linh mục chỉ là một con người bình thường, và với bản tính con người của mình, tìm cách theo Chúa và phục vụ Ngài trong anh chị em của mình. Linh mục có nhiều khổ đau, nghèo đói và sự mỏng giòn như các người khác; nhưng linh mục cũng có vẻ đẹp và hùng vĩ như mọi thụ tạo khác.... Việc nhấn mạnh một cách ám ảnh bẩm sinh và phá hoại về một đề tài đau đớn, trong khi mất tầm nhìn chung của công việc, tạo ra thật sự các biếm họa tấn công vào hàng linh mục Công Giáo, do đó tôi cảm thấy bị xúc phạm. Tôi chỉ yêu cầu anh, người bạn phóng viên thân mến, hãy tìm kiếm Chân, Thiện, Mỹ. Điều này sẽ làm lớn mạnh nghề nghiệp của bạn. Chào anh trong Đức Kitô, Linh mục Martin Lasarte, SDB "Quá khứ của con, Lạy Chúa, con phó thác cho lòng Thương xót của Chúa; hiện tại của con, cho Tình yêu Chúa; và tương lai của con, cho sự Quan Phòng của Chúa”. Linh mục là như thế đó... Thư một linh mục Công giáo gửi báo The New York Times Lời người dịch: “Đây là một bài đọc hữu ích để tái lập ... Xem thêm »
THƯ CÁM ƠN SAU CHƯƠNG TRÌNH TRẠI “DÒNG MÁU CHỨNG NHÂN” 2018 29.11.18 Cả nhà thân mến, kì trại với chủ đề “Dòng máu chứng nhân” đã trôi qua để lại bao khoảnh khắc đáng nhớ và những kỉ niệm khó phai cho mỗi thành viên tham dự trại. Ngày trại diễn ra cũng là ngày cơn bão số 9 kéo tới diễn biến phức tạp ở khu vực miền nam, cũng là nơi chúng ta tổ chức trại. Thế nhưng không vì vậy mà tinh thần của cả nhà mình bị chùn bước, ngược lại còn rất hăng say nhiệt huyết góp phần tạo nên một chương trình thành công tốt đẹp. Để có được những khoảnh khắc đáng nhớ ấy là qua khoảng thời gian hơn một tháng lên kế hoạch và chuẩn bị với sự giúp đỡ hỗ trợ từ rất nhiều người. Qua đó, BDD xin chân thành gửi lời cảm ơn: - Cảm ơn đến hai thầy đồng hành đã luôn sát cánh trong các công việc của chúng em, luôn dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp chúng em hoàn thiện ý tưởng chương trình và đặc biệt là chuẩn bị buổi cầu nguyện chia sẻ thật lắng đọng ý nghĩa. - Cám ơn các anh chị cả đã dành thời gian trở về với chúng em, chịu chơi chịu dơ chịu lầy để chúng em thấy được tinh thần nhiệt huyết của anh chị vẫn còn cháy và tiếp thêm nguồn động lực cho chúng em trong các chương trình sau này. - Cám ơn các anh chị và các bạn trong ban sinh hoạt đã cùng lên kế hoạch, giúp đỡ chuẩn bị để hội trại có những trò chơi bổ ích và ý nghĩa. Đặc biệt cảm ơn các bạn đã hỗ trợ BDD trong công việc vận chuẩn đồ đạc, làm cổng trại, chuẩn bị chuột lửa vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7. - Cám ơn ban văn nghệ đã vất vả tập luyện để có được những tiết mục thật đặc sắc và ấn tượng trong đêm lửa trại. - Cám ơn ban ẩm thực với những hy sinh thầm lặng mặc dù mưa to gió lớn vẫn nấu cho cả nhà những bữa ăn thật thơm ngon bổ dưỡng. - Cám ơn 4 đội chơi đã vui chơi hết mình đến những giây phút cuối cùng. Bão giông có lớn thế nào cũng không quật ngã được tinh thần hăng hay của các trại sinh. Qua đó ta thấy được sự nối kết bền chặt hơn của mọi người với nhau sau khi tham gia trại. - Cám ơn các bạn ngoài nhóm đã không ngần ngại mà chơi hết mình cùng Thiên Ân. - Cám ơn Cha và các thầy tại Đan viện Biển đức Thiên Bình đã tạo mọi điều kiện cho chúng con được vui chơi trong hai ngày trại vừa qua. - Cám ơn Dòng Tên đã cho chúng con mượn nhiều vật dụng cần thiết sử dụng cho kỳ trại. - Cuối cùng, chúng ta cùng cảm ơn nhau vì đã nhiệt huyết, đã cháy hết mình, và đã an toàn trở về. Bên cạnh lời cảm ơn, chúng em cũng xin được gửi đến lời xin lỗi. Xin lỗi thầy và mọi người vì những thiếu sót mà chúng em mắc phải trong kỳ trại vừa qua. Mong mọi người rộng lượng bỏ qua và góp ý chân tình để chúng em được trưởng thành hơn. Mong rằng những kỉ niệm đẹp có được sau kỳ trại này sẽ được mọi người giữ mãi! Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh quan thầy Gioan Lasan ban tràn đầy sức khỏe và tuôn đổ muôn hồng ân trên mỗi thành viên trong gia đình Thiên Ân để mọi người có thể tiếp tục đồng hành trong những chương trình tiếp theo. BAN ĐẠI DIỆN K15 Cả nhà thân mến, kì trại với chủ đề “Dòng máu chứng nhân” đã trôi qua để lại bao khoảnh khắc đáng nhớ và những kỉ niệm khó phai cho mỗi... Xem thêm »
26.11.18 Quà tặng trái tim , Suy niệm-cầu nguyện 7 Căn Bệnh Xã Hội Mỗi Kitô Hữu Được Mời Gọi Để Chữa Lành Nhiều người cho rằng xã hội ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Từ những cuộc hôn nhân truyền thống, nay con người chuyển sang những hình thức hợp đồng dân sự (trường hợp của hôn nhân đồng tính chẳng hạn), từ vấn đề bảo vệ sự sống sang quyền được phá thai, và từ tự do ngôn luận đến sự chỉ trích công khai, và thậm chí là bỏ tù. Đành rằng con người không ngừng biến chuyển, nhưng liệu người ta có thể biến xã hội này ra dửng dưng như vậy chỉ trong vài năm chăng ? Tuy thế, với mỗi Kitô hữu – hãy hy vọng – chúng ta vẫn còn thì giờ ! Nếu suy xét về 7 căn bệnh của xã hội hiện nay, ta có thể rắc gieo hạt mầm yêu thương nơi thế giới quanh ta. Dưới đây, chúng tôi gọi tên từng căn bệnh ấy, đồng thời, chỉ ra những trích đoạn Kinh Thánh như phương dược chữa trị. 1. “Rộng Lượng Cách Bủn Xỉn” Khi ta đang đi trên phố, hễ có ai đó đến xin vài xu, ta dễ dàng trao tặng; nếu có người cần trợ giúp hay một phụ nữ lớn tuổi nhờ dẫn qua đường, ta sẵn sàng giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu cũng chuyện như thế diễn ra nhưng trong thinh lặng, không ở nơi công cộng, không ai nói đến, liệu ta có sẵn sàng hành động theo cùng một cách thức trên đây? Ta trao tặng một cách thiên tư như thể để giải khuây, song chẳng hề lưu tâm đến chính người đang thực sự cần giúp đỡ. Cho vay mượn, nhưng ta chẳng thấy được điều gì xa hơn việc mình vừa làm. Hành động của ta chỉ dừng lại nơi chính khoảnh khắc đó mà thôi. Có thể nói rằng xã hội ngày nay tằn tiện trong việc sẻ chia, hoặc có thể nói xã hội này “rộng lượng một cách bủn xỉn”, bởi vì khi trao tặng, ta lại không làm theo cách lẽ ra ta phải làm. Phải chăng ta đã lắng nghe Lời Chúa nói: “Gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người hãy cho tùy theo quyết định của mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương. Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện!” (2Cr 9, 6-8) 2. “Chủ Nghĩa Cá Nhân Hòa Đồng” Chúng ta là những hữu thể mang tính xã hội. Ngay cả khi ước mong điều đó chẳng là sự thật thì ta vẫn cần đến những cá thể khác hầu được sinh tồn. Chỉ cần nghĩ đến sự phổ biến của “mạng xã hội” – tự nhiên, ta bị lôi cuốn vào những cách kết nối như thế. Sự “hiện hữu mang tính xã hội” này đòi hỏi những hành động cụ thể từ mỗi người vốn là những thành viên đơn lẻ trong một tập thể con người (xã hội). Nhưng thực tế, chúng ta dành bao nhiêu sự quan tâm cho những thành viên khác trong xã hội này ? Chỉ cần nhìn vào các mối tương quan hiện tại giữa những người hàng xóm hoặc giữa các bạn học sinh, sinh viên với nhau, ta có thể thấy rằng con người dần trở nên xa lạ với nhau hơn. Thực vậy, chúng ta đang sống trong tình trạng của chủ nghĩa cá nhân nhưng được che phủ bằng một lớp mặt nạ. Thử quan sát và ta sẽ thấy : trên một chiếc xe buýt của 20 năm về trước, mọi người nói chuyện với nhau ngay cả khi không biết nhau từ trước, rốt cuộc họ làm cho chuyến đi trở nên thú vị hơn nhiều. Còn ngày nay, ta thấy một khung cảnh hoàn toàn khác biệt : từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến người lớn, tất cả đều dán mắt vào màn hình điện thoại ; tai họ gắn liền với head-phone ; và tâm trí họ chỉ dành cho chính họ mà thôi. Nhưng Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta (những gì chúng ta cần biết qua trực giác) : “Ai không chăm sóc cho người thân, nhất là người sống trong cùng một nhà, thì đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn người không có đức tin.” (1Tm 5,8) 3. “Sâu Sắc Một Cách Hời Hợt ” Việc bảo vệ nhân quyền và đấu tranh cho các mục đích chính trị, xã hội đã trở nên mạnh mẽ nhất trong thời gian gần đây. Rõ ràng lá cờ tự do được nâng cao. Nhưng khi nghĩ về nó, liệu bạn có thực sự liều mình bảo vệ cho một mục đích chung, hay chỉ là đi tìm hạnh phúc cho riêng mình ? Có lẽ ta nghĩ rằng sự thúc đẩy hầu khẳng định “quyền lợi” của mình khiến ta yêu mến con người hơn và trở nên người nhân ái hơn. Lại một lần nữa, ta đã chẳng nhận ra rằng phần lớn người ta chỉ muốn thỏa mãn quyền lợi của riêng họ mà thôi. Con người muốn bám víu vào thứ gì đó sâu xa hơn như quyền được tự do quyết định chẳng hạn. Tuy thế, điều này chỉ tổn làm cho khoảng cách giữa họ thêm phần nới rộng và nó đẩy họ rơi vào sự nông cạn dù cho có diện mạo siêu việt bên ngoài. Sự chiều sâu đích thực của con người chỉ có thể tìm thấy nơi Thiên Chúa. Ngài là Đấng duy nhất có thể lấp đầy con tim chúng ta. Ta cứ đi tìm điều được gọi là sâu sắc ở những nơi khác như Nhân Điện, Yoga, hay Thái Cực Quyền, nhưng trong Chúa, ta có thể tìm thấy tất cả. Thánh Âu-tinh đã phải thốt lên :“Lạy Chúa ! Chúa tạo dựng con cho Chúa, và lòng con những khắc khoải, cho tới khi được an nghỉ trong Chúa.” (Tự Thú, 1.1) Hãy đặt để niềm tín thác sâu xa của người con trong Thiên Chúa. Tâm hồn ta kiếm tìm Ngài, và chỉ nơi Ngài, ta mới đạt đến sự tròn hảo nơi chính mình. “Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Người đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.” (Tv 34,5) 4. “Hạnh Phúc Thất Vọng” Mỗi khi một thành tựu mới của “sự tiến bộ” được luật pháp thông qua, chẳng hạn như quyền được ly hôn hay phá thai, xã hội (may mắn thay không phải tất cả) như cảm thấy vui mừng phấn khởi. Chẳng mấy chốc, đám đông đã tuôn ra khắp các nẻo đường để ăn mừng chiến thắng của họ. Nhưng chỉ vài ngày sau, niềm khao khát vốn chưa được khỏa lấp lại trở về với tâm hồn họ. Vấn đề là, khi một điều luật được thông qua, một ý thích chợt nảy ra được phê chuẩn, hoặc một khao khát được thỏa mãn, tất cả đều không đem lại cho con người niềm hạnh phúc lâu bền. Người Kitô hữu chúng ta biết rõ hạnh phúc chỉ tồn tại khi cuộc sống con người đặt nền trên điều gì đó vô hạn. Liệu có thể có thứ gì lớn hơn Thiên Chúa chăng ? Không ! Đó là lý do tại sao nếu cuộc sống của chúng ta đặt nền tảng trên những thứ vật chất, ngay cả trên những mục đích và “sự tiến bộ” xã hội, thì chúng ta vẫn là người vô vọng. “Thật thế, cây vả không còn đơm bông nữa, cả vườn nho không được trái nào. Quả ô-liu, đợi hoài không thấy, ruộng đất chẳng đem lại gì ăn. Bầy chiên dê biến mất khỏi ràn, ngó vào chuồng, bò bê hết sạch. Nhưng phần tôi, tôi nhảy mừng vì Đức Chúa, hoan hỷ vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Đức Chúa là Chúa Thượng làm, làm cho tôi mạnh sức, cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai, và dẫn tôi đi trên đỉnh núi cao vời.” (Kb 3, 17-19) 5. “Lạc Quan Vô Định” Nhiều người vẫn hô hào: “Tiến lên, chúng ta có thể làm được!” Cụm từ này chất chứa một sức mạnh truyền cảm hứng và thúc đẩy tinh thần. Nhưng với tất cả những gì đã được kể đến như sự thờ ơ, chủ nghĩa cá nhân, việc tìm kiếm sự hài lòng cá nhân, …, tôi không chắc rằng chúng ta đang sống trong một thế giới đầy lạc quan. Tôi cho rằng nhiều người vẫn đang trải qua một đời sống vật vờ, không có phương hướng. Họ che đậy sự lạc quan giả tạo bằng những khẩu hiệu và những biểu ngữ xinh đẹp, quyến rũ để lẩn trốn thực tại. Loại lạc quan như thế thì thực là chóng qua. Như băng tuyết tan chảy dưới ánh nắng mặt trời, những thúc đẩy mang tính biểu ngữ ấy cũng sẽ biến tan mau. Ta thường sống theo những mục tiêu ngắn hạn. “Tôi sẽ được thăng chức”, “tôi sẽ lên ‘level’ trong ‘game’ này”, “bây giờ, tôi sẽ hoàn thành chương trình Tiến sĩ.” Và điều gì tiếp theo đó? Ta lại tìm kiếm một mục tiêu mới để nó thôi thúc ta tiếp tục sống. Ta sẽ tránh được những lo toan như thế một khi tin tưởng vào Thiên Chúa và chân nhận rằng Ngài chân thực, và Giáo hội của Ngài cũng chân thực. Đó là khi Đức Cậy Trông, như sách Giáo Lý nói rõ, tỏ lộ cho ta : “Đức Cậy là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta khao khát Nước Trời là vinh phúc của chúng ta, khi đặt lòng tin tưởng của chúng ta vào các lời hứa của Đức Kitô và cậy dựa vào sự trợ giúp của ân sủng của Chúa Thánh Thần, chứ không dựa vào sức mạnh của chúng ta. ‘Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín.’ (Dt 10, 23)” (Trích Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1817). 6. “Tự Do Nô Dịch” Tội lỗi không biến con người thành nô lệ được chăng ? Thật rõ ràng trong Kinh Thánh : Ghen ghét sản sinh ghét ghen, chiến tranh lại tạo ra nhiều chiến tranh hơn, sự nô dịch làm ra nhiều sự nô dịch hơn, v.v. Không phải mọi sự ta muốn đều có thể giải phóng ta. Chỉ cần nhìn vào dòng người trên những con phố, ta thấy ngay hầu hết họ bước đi với chiếc điện thoại trên tay. Đó là một sự nghiện ngập, một sự nô dịch. Khi mà cái tôi đang sử dụng quay đầu chống lại tôi và khi nó xuất hiện, tôi bị nó sở hữu, đó là sự nô dịch mà ta đang nói đến. Ta không nói đến nạn buôn bán người theo nghĩa đen, bởi vì ngày nay ta có những hình thức nô dịch khác. Nếu mạng Internet, công nghệ, tiền bạc, hoặc chủ nghĩa tiêu dùng biến ta thành kẻ lệ thuộc thì ta đã là nô lệ của chúng rồi. Đây là thứ nô lệ mà thậm chí ngày nay nó được bảo vệ công khai : “Tôi có quyền…”, “Tôi muốn muốn điều này, điều kia”… Tôi có quyền lạm dụng mọi thứ và mọi người trong mức độ tôi sử dụng hay biến những thứ, những con người đó thành công cụ của tôi sao ? Tôi có quyền đánh mất tự do của mình trước những lạc thú, trước những điều “tôi muốn”, hay bất cứ thứ gì tôi ưa thích sao ? Hãy nghĩ về điều đó … Có lẽ đã đến lúc ta phải để Chúa Giêsu chữa lành và ban cho ta sự tự do đích thực của con cái Thiên Chúa. Muôn loài “có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8, 21) 7. “Dửng Dưng Bận Tâm” Ta chú ý đến mọi thứ, và do đó chúng ta bị mọi thứ làm cho phân tâm. Ta quan tâm đến chuyện một trang trại ở Úc bị cháy, một tên sát nhân ở Nhật đã tẩu thoát, một chiếc xe mới được trình làng ở Áo. Cùng với công nghệ, việc giao tiếp trở nên phổ biến hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, liệu chúng ta có thực sự lo lắng về những chuyện ấy hay đó đơn giản chỉ là một thứ nghiện ngập điều “mới lạ” ? Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên gì nếu câu trả lời là đáp án số 2, đơn giản chỉ là một thứ nghiện ngập. Việc hàng ngàn Kitô hữu đang chết dần ở Trung Đông ; sự thiếu hụt lương thực trầm trọng ở Châu Phi ; rồi chuyện Giáo hội đang bị đem ra tòa đời xét xử chỉ vì bảo vệ lập trường của mình…, những tin tức đó thì sao… liệu chúng có thu hút sự quan tâm lo lắng của ta không ? Chúng ta theo dõi những tin thuận với sự tò mò của mình hơn hay điều thực sự đáng chúng ta chú ý đến ? Trong khi các phương tiện truyền thông cho ta thấy “mặt tối” của cuộc sống, thì các vấn đề thực tế vốn đòi hỏi sự đáp trả của ta lại không có cách nào được vén mở. Ta sẽ mãi mãi dửng dưng, mãi mãi ơ hờ nếu chỉ biết quan tâm đến chính mình và đến những sở thích của riêng mình mà thôi. Khi quay cái nhìn qua anh chị em mình với tình yêu mến, đó là khi một cuộc sống mới sẽ bắt đầu. Thánh Gioan nói : “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm.” (1Ga 3, 18) Và trong một đoạn thánh thư của thánh Phaolô, chúng ta đọc thấy : “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô (…) Vậy bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho những anh em trong cùng đai gia đình Đức tin.” (Gl 6, 2-10 Tác giả: Thầy Edgar Henríquez Carrasco, LC, Tây Ban Nha, viết cho website Catholic-Link.com Chuyển ngữ: Đminh Phan Quỳnh, SJ Theo bản Anh ngữ do Maria Isabel Giraldo chuyển dịch từ bản Tây Ban Nha của tác giả. Nguồn: https://catholic-link.org/social-ills/ 7 Căn Bệnh Xã Hội Mỗi Kitô Hữu Được Mời Gọi Để Chữa Lành Nhiều người cho rằng xã hội ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Từ những cuộc h... Xem thêm »
RADIO #25 - Mùa Yêu Đầu 1.11.18 Radio Chào cả nhà! Vậy là sau bao tháng ngày đợi chờ, Radio số 25 cũng đã ra đời để mở đầu cho năm học mới rồi. Radio " Mùa yêu đầu" - nơi những hạt mưa đầu tiên rơi xuống Thiên Ân, nay hóa thân thành những cảm xúc thật đẹp. Xin được gửi đến tất cả anh chị em Thiên Ân. Chúc cả nhà một ngày mới an lành với những phút giây nghe Radio thật vui vẻ #Radio25 Ban Radio Thiên Ân Chào cả nhà! Vậy là sau bao tháng ngày đợi chờ, Radio số 25 cũng đã ra đời để mở đầu cho năm học mới rồi. Radio " Mùa yêu đầu" -... Xem thêm »
THƯ CẢM ƠN SAU CHƯƠNG TRÌNH TÔNG ĐỒ XÃ HỘI TRUNG THU 2018 8.10.18 Kính thưa quý vị ân nhân và các thành viên của gia đình sinh viên công giáo Thiên Ân! Ngày 22/09/2018 vừa qua, gia đình sinh viên công giáo Thiên Ân đã có một chuyến Tông Đồ Xã Hội đến Mái ấm Bé Thơ (Long Bình - Biên Hòa - Đồng Nai). Chuyến đi đã diễn ra thành công và tốt đẹp, mang lại những cảm xúc tuyệt vời và tình yêu thương đến các em nhỏ tại Mái ấm. Gia đình Thiên ân xin tri ân quý vị ân nhân đã giúp đỡ con qua lá thư sau. Dưới đây là một số hình ảnh của chương trình. Ban đại diện Kính thưa quý vị ân nhân và các thành viên của gia đình sinh viên công giáo Thiên Ân! Ngày 22/09/2018 vừa qua, gia đình sinh viên... Xem thêm »
THÔNG BÁO QUỸ NHÓM ĐẦU NĂM HỌC 2018 - 2019 6.9.18 THÔNG BÁO QUỸ NHÓM ĐẦU NĂM HỌC 2018 - 2019 1. Số tiền K14 bàn giao tiền mặt: -Quỹ Tông Đồ Xã Hội: 38,035,000 vnđ -Quỹ sinh hoạt nhóm: -195,000 vnđ 2. Chi tiêu TĐXH KonTum - Số tiền xin ân nhân,mạnh thường quân: 5,056,000 vnđ - Chi tiêu TĐXH KonTum: 3,771,000 vnđ - Số tiền còn lại: 1,285,000 vnđ - Quỹ TĐXH tổng sau TĐXH KonTum: 39,293,000 vnđ Link chi tiêu chi tiết: https://goo.gl/sGp6yu 3. Mượn quỹ TĐXH nhằm phục vụ cho việc sinh hoạt nhóm Quỹ sinh hoạt nhóm là phần chi phí được sử dụng vào các việc nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của nhóm qua các năm như: - Khai giảng nhóm (mua nến, mua hoa,mua nhan trầm phục vụ cho thánh lễ....) - Giáng sinh (mua quà, mua vật dụng làm hang đá....) - Ban nội san ( in nội san, bồi dưỡng trong quá trình làm việc...) - Bổn mạng ( làm sân khấu,tổ chức thánh lễ,in thiệp mời, văn nghệ....) - Mừng bổn mạng các nhóm bạn - Tổ chức lễ tốt nghiệp - Chi phí tổ chức các buổi sinh hoạt, cầu nguyện hàng tuần nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết cũng như đời sống tâm hồn của anh chị em trong nhóm… Theo thường lệ, quỹ sinh hoạt nhóm sẽ do các thành viên trong nhóm đóng góp để duy trì các hoạt động của nhóm tới hết năm. Nhưng trong năm học 2017-2018, quỹ sinh hoạt phải chi tiêu quá nhiều, vượt quá chi phí mà các thành viên đóng góp. Mà theo dự kiến,cuối tháng 10- đầu tháng 11 Ban Đại Diện K15 chúng em mới tiến hành thu quỹ sinh hoạt nhóm, trong khi 8/9 nhóm đã sinh hoạt trở lại và có rất nhiều việc dùng tới quỹ ví dụ như tổ chức lễ khai giảng, đặt lịch…. Vì vậy, chúng em xin ngỏ lời mượn số tiền là 3,000,000 VNĐ từ quỹ TĐXH để phục vụ các chương trình của nhóm và sẽ trả về quỹ TĐXH đến khi quỹ sinh hoạt nhóm thu hồi lại được. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ: - Trưởng nhóm: Micae Lê Thanh Hiếu - 0167.645.2752 - Thủ quỹ: Maria Hoàng Thị Mai Linh - 0961.231.260 Thủ quỹ Hoàng Thị Mai Linh THÔNG BÁO QUỸ NHÓM ĐẦU NĂM HỌC 2018 - 2019 1. Số tiền K14 bàn giao tiền mặt: -Quỹ Tông Đồ Xã Hội: 38,035,000 vnđ -Quỹ sinh hoạt nhó... Xem thêm »
THƯ NGỎ CHƯƠNG TRÌNH TRUNG THU "ÁNH TRĂNG TUỔI THƠ" 2018 5.9.18 Bản tin Thiên Ân , Hoạt động , Thông báo Gia đình SVCG Thiên Ân xin cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và Quý ân nhân đã đến và đồng hành với nhóm trong suốt thời gian qua. Ngày 22/09/2018 sắp tới đây, gia đình SVCG Thiên Ân sẽ tổ chức chương trình Tông đồ xã hội Trung thu cho các em nhỏ mồ côi và khuyết tật tại mái ấm Bé Thơ, khu phố 8, P. Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai với chủ đề "Ánh trăng tuổi thơ". Mục đích của chuyến Tông đồ xã hội lần này là cùng các thành viên đem đến cho các em nhỏ một ngày Tết trung thu ấm áp và nhiều niềm vui. Để thực hiện mong ước đó, rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý ân nhân, các anh chị và các bạn về phương diện vật chất và tinh thần để chúng ta trở thành cánh tay nối dài hầu đem tình yêu Chúa đến cho các em nhỏ nơi đây. Nguyện xin Chúa ban phước lành cho chương trình được thành công và xin Ngài trả công bội hậu cho tất cả mọi người. Ban đại diện Gia đình SVCG Thiên Ân xin cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và Quý ân nhân đã đến và đồng hành với... Xem thêm »
LỜI MỜI GỌI THAM GIA GIA ĐÌNH SINH VIÊN CÔNG GIÁO THIÊN ÂN 25.8.18 LỜI NGỎ Các bạn trẻ thân mến, đặc biệt là các bạn Tân sinh viên! Nếu các bạn đang tìm kiếm một nơi để giao lưu kết bạn và sinh hoạt duy trì đời sống đạo của mình, Gia Đình Sinh Viên Công Giáo Thiên Ân có thể sẽ là một lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn. Chỉ cần mang trong mình "một chút men yêu thương và một chút muối của lòng nhiệt thành", các bạn hãy trở thành một mảnh ghép của Gia đình Thiên Ân - ngôi nhà thứ hai của các bạn trẻ sống xa nhà, nơi mà các thành viên luôn xem nhau như những người anh em và hết mực yêu thương, cùng giúp nhau thăng tiến về đức tin và học tập. Các thành viên sẽ giúp nhau thăng tiến 5 khía cạnh: Đức tin, nhân bản, tri thức, tình thân và tông đồ xã hội. Thiên Ân là nhóm Sinh Viên - Công nhân Công giáo có hơn 200 thành viên là các bạn sinh viên, công nhân đang học tập và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, thành lập từ ngày 07/04/2004. Gia đình Thiên Ân ra đời từ sự kết hợp của hai nhóm Cựu Sinh viên Thiên Phong và Vào Đời. Nhóm hiện đang nhận sự đồng hành của Quý Cha và Qúy Thầy Dòng Tên. Nhóm đã chọn thánh Gioan Lasan là Quan thầy - vị Quan thầy của các nhà Giáo dục, tấm gương của sự dấn thân phục vụ và tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Chương trình hoạt động hàng năm của Gia Đình Thiên Ân dựa trên bốn tôn chỉ: Cầu nguyện, Hiệp thông - chia sẻ, Sinh hoạt - vui chơi, Bác ái - tông đồ xã hội. Sau giờ lễ chiều thứ bảy hàng tuần, 19h00 đến 21h00 là khoảng thời gian Gia đình Thiên Ân tổ chức các buổi sinh hoạt họp mặt gặp gỡ. Đó là lúc để các thành viên quây quần lại với nhau cùng cầu nguyện xin ơn bình an, sinh hoạt vui chơi nối kết tình thân, trao đổi những tâm tư tình cảm thường nhật cũng như chia sẻ kinh nghiệm đời sống, học tập và làm việc. Ngoài những buổi sinh hoạt hàng tuần, nhóm còn tổ chức các buổi tĩnh tâm, các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tông đồ xã hội, hoạt động thể thao, giao lưu các nhóm SVCG khác cùng các hoạt động bổ ích khác. Năm học 2018 - 2019, Gia Đình Thiên Ân bắt đầu sinh hoạt vào ngày 08/09/2018 tại khuôn viên trước nhà thờ Giáo Xứ Minh Đức. Với tính chất là một nhóm mở, Thiên Ân luôn hân hoan chào đón các bạn trẻ, không phân biệt tôn giáo, trình độ. Để biết thêm chi tiết, các bạn hãy liên hệ: Website: sinhvienthienan.com Email: bandaidienthienan@gmail.com Trưởng nhóm: Micae Lê Thanh Hiếu - 0167.645.2752 Phó Ngoại: Têrêsa Trần Nguyên Thảo Vi - 0164.983.1234 Thay mặt Gia đình Thiên Ân, rất vui lòng được chào đón các bạn! Lễ bổn mạng - Sinh nhật nhóm Tông đồ xã hội TP. Hồ Chí Minh, ngày 25/08/2018 T/M Gia đình Thiên Ân Micae Lê Thanh Hiếu - Trưởng BĐD LỜI NGỎ Các bạn trẻ thân mến, đặc biệt là các bạn Tân sinh viên! Nếu các bạn đang tìm kiếm một nơi để giao lưu kết bạn và ... Xem thêm »
LỊCH SINH HOẠT GIA ĐÌNH SINH VIÊN CÔNG GIÁO THIÊN ÂN NĂM HỌC 2018 - 2019 13.8.18 Thông báo Xin chào cả nhà, Ban đại diện xin gửi đến nhà mình lịch sinh hoạt trong năm học 2018-2019. Qua các tôn chỉ của nhóm ngay từ buổi ban đầu, năm nay Ban đại diện chúng em quyết định chọn tôn chỉ CẦU NGUYỆN là chủ đề chính, với ước mong giúp nhau xây dựng đức tin vững mạnh và đời sống Kitô hữu ngày càng thăng tiến hơn. Ban đại diện chúng em xin đưa ra lịch sinh hoạt chính của nhóm dựa vào cấu trúc chung: Trong 4 tuần của một tháng, chương trình sẽ được sắp xếp theo mẫu, tuy nhiên, tùy vào điều kiện chúng em có thể thay đổi linh hoạt giữa các tuần: - Tuần 1: Cầu nguyện - Tuần 2: Sinh hoạt - Tuần 3: Chuyên đề - Tuần 4: Tự do ( có thể là cầu nguyện, sinh hoạt, chuyên đề, chia sẻ,...) Với lịch sinh hoạt như trên, ban đại diện chúng em mong nhà mình cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia các chương trình của nhóm. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho gia đình mình một năm bình an và tràn đầy hồng ân Chúa. Ban đại diện Xin chào cả nhà, Ban đại diện xin gửi đến nhà mình lịch sinh hoạt trong năm học 2018-2019. Qua các tôn chỉ của nhóm ngay từ buổi ban đầ... Xem thêm »
THÔNG TIN BAN ĐẠI DIỆN KHÓA 15 20.6.18 Bản tin Thiên Ân , Hoạt động , Thông báo Xin chào cả nhà! Vậy là thánh lễ tổng kết đã diễn ra thành công tốt đẹp trong niềm vui hân hoan trên mỗi thành viên Thiên Ân. Nhờ sự soi đường dẫn lối của Thiên Chúa, Thiên Ân một năm nữa đã chọn ra được những con người nhiệt huyết cống hiến, dám phục vụ và hy sinh cho nhóm trên cương vị Ban đại diện. Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Ban đại diện Khóa 15 chúng em xin gửi lời chào thân ái và lời cảm ơn với sự tin tưởng của gia đình mình dành cho tân Ban đại diện. Và dưới đây là thông tin chi tiết về Ban đại diện Khóa 15: Trưởng nhóm: Micae Lê Thanh Hiếu Ngày sinh: 16/02/1998 SĐT: 01676452752 Email: lethanhhieu160298@gmail.com Sinh viên năm hai - Khoa Cơ Khí Động Lực - Trường Cao Đẳng Công Thương Tình trạng hôn nhân và gia đình: F.A x Phó ngoại: Teresa Trần Nguyên Thảo Vi Ngày sinh: 10/01/1998 SĐT: 01649831234 Email: vyloptruong.101@gmail.com Sinh viên năm hai - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM - Ngành Marketing Tình trạng hôn nhân và gia đình: F.A Phó nội: Anna Lê Thanh Thảo Ngày sinh: 18/03/1999 SĐT: 01668738483 Email: lethao18031999@gmail.com Sinh viên năm nhất - Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM - Ngành Công Nghệ Thông Tin Tình trạng hôn nhân gia đình: F.A Phó sinh hoạt: Antôn Hoàng Trung Nguyên Ngày sinh: 06/08/1998 SĐT: 01649559678 Email: 17118066@st.hcmuaf.edu.vn Sinh viên năm nhất - Trường Đại học Nông Lâm - Ngành Cơ Khí Tình trạng hôn nhân gia đình: F.A Phó văn nghệ: Maria Nguyễn Thanh Minh Thư Ngày sinh: 31/10/1999 SĐT: 01886109397 Email: minhthu31101999@gmail.com Sinh viên năm nhất - Trường Đại học Bách Khoa - Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Tình trạng hôn nhân gia đình: F.A Thủ quỹ: Maria Hoàng Thị Mai Linh Ngày sinh: 20/09/1998 SĐT: 0961231260 Email: hoanglinh.khtnhcm@gmail.com Sinh viên năm hai - Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Tình trạng hôn nhân gia đình: F.A Ban Đại Diện Xin chào cả nhà! Vậy là thánh lễ tổng kết đã diễn ra thành công tốt đẹp trong niềm vui hân hoan trên mỗi thành viên Thiên Ân.... Xem thêm »